Chuyển đến nội dung chính

Lời khuyên cho người bị thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liệu dựa trên việc sử dụng các thiết bị trị liệu như xung điện, sóng âm, chườm nóng hay lạnh, đèn hồng ngoại và một số phương thức khác. Những cách điều trị này có tác dụng giảm đau và các triệu chứng. Tuy nhiên nếu bạn bị các vấn đề về cấu trúc xương thì sẽ không thể giải quyết triệt để được.

Vật lý trị liệu có tác dụng thư giãn các cơ bắp và giúp cho bệnh được chữa trị dễ dàng hơn. Phương pháp này chỉ thật sự hiệu quả đối với các bệnh không quá phức tạp. Hiện nay tại một số trung tâm điều trị bệnh cột sống, các thầy thuốc sử dụng phương pháp vật lý trị liệu là bước khởi đầu để làm mềm và giãn các cơ bắp cho bệnh nhân, từ đó tạo điều kiện cho các bác sĩ thần kinh cột sống nắn chỉnh dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

Đông y là một trong những phương thức điều trị lâu đời nhất trong lịch sử thế giới, được sử dụng hơn 1.000 năm nay. Bên cạnh dùng thảo dược và châm cứu, các thầy thuốc Đông y còn áp dụng nắn xương khớp thường để điều trị nhiều vấn đề sức khoẻ. Nhưng ở đây các động tác nắn chỉnh chỉ là bước điều trị cơ bản ban đầu chứ không tập trung lên một khớp cụ thể nào.

Nếu bệnh nhân không có khả năng chi trả cho chi phí lời khuyên chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp kahcs, e ngại các vấn đềrủi ro biến cứng hoặc muốn thử nghiệm trực tiếp việc chữa bệnh bằng bài thuốc đông y gia truyền từ thảo dược, thì có thể tham khảo các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm trong dân gian phổ biến ở các miền quê như Nam Định, Hòa Bình, Yên Bái… với thành phần chính từ Hồi, Quế, Ngải Cứu… mang lại tác dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm với nhiều ưu điểm nổi trội so với các phương pháp điều trị Tây y hiện hành

Nắn chỉnh thần kinh cột sống

Phương pháp này ra đời và phát triển tại Mỹ. Các bác sĩ thực hiện dựa trên những kết quả nghiên cứu y khoa để tìm ra cách tốt nhất nhằm chữa lành và khôi phục chuyển động cho cơ thể. Trong đó bao gồm các kỹ thuật phân tích và điều chỉnh các khớp và đốt sống.

Các bác sĩ nắn chỉnh thần kinh cột sống đều thấm nhuần nguyên lý chung: Sự mất cân bằng cơ và khớp sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều khiển cơ thể của hệ thần kinh. Từ đó dẫn đến tình trạng thoái hoá, đau nhức và các vấn đề về cơ bắp hoặc đĩa đệm. Vì vậy bác sĩ chỉ định các kỹ thuật và mức độ điều trị khác nhau để phù hợp cho từng đối tượng và bệnh trạng.

Lời khuyên cho người bị thoát vị đĩa đệm
Lời khuyên cho người bị thoát vị đĩa đệm


Phẫu thuật

Hiện nay, loại thoát vị đĩa đệm mà việc chỉ định mổ đem lại kết quả cao nhất là thoát vị lồi rất lớn chèn ép trực tiếp rễ thần kinh, hoặc vỡ vào lỗ thần kinh, đôi khi khối thoát vị chui vào trong ống sống chèn ép chùm đuôi ngựa ảnh hưởng nhiều đến cảm giác và vận động.

Đối với những trường hợp này, khả năng hồi phục chức năng của thần kinh và cột sống đến 80 – 90%. Những thoát vị nhẹ hoặc chưa chèn ép rễ thần kinh hoặc chèn ép không nhiều, nếu đặt chỉ định phẫu thuật giai đoạn này thì hiệu quả hầu như không đáng kể. Chỉ định mổ bao giờ cũng phải dựa vào hai tiêu chuẩn chính là triệu chứng lâm sàng và kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống ngực và thắt lưng.

Yếu tố quan trọng nhất của điều trị thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh về thần kinh cột sống nói chung đó là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để đưa ra chiến lược điều trị triệt để tận gốc, trong đó ưu tiên những phương pháp không phẫu thuật, không dùng thuốc và không xâm lấn.

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh điều trị thoát vị đĩa đệm.

Theo đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên có chế độ ăn uống đảm bảo đủ dưỡng chất, ăn thực phẩm nhiều canxi, magie, protein như thịt nạc, trứng, tôm, cua, sữa chua… Nên ăn nhiều các loại hoa quả tươi, uống nhiều nước chanh, nước cam, nước ép táo, nước ép bưởi. Ăn nhiều các loại rau xanh như rau cải, rau dền, rau muống, giá đỗ… Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, từ 1-1,5lít/ ngày.
Hạn chế đồ ăn giàu đạm như thịt bò, thịt chó…bởi trong các loại thực phẩm này giàu chất photpho ngăn chặn sự chuyển hóa canxi vào xương khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng.
Hạn chế các loại thức ăn nhanh

Không sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu…

Chế độ vận động – Lời khuyên cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Kiêng cử động thắt lưng quá mạnh
Không ngồi quá lâu
Kiêng các bài tập giãn cơ.
Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng
Nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với mức độ bệnh và sức khỏe người bệnh như Yoga, bơi lội, xà đơn, xe đạp…

Lời khuyên khác 

Khi điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên đeo đai lưng khi ra khỏi giường để đảm bảo tránh mọi tổn thương cho vùng lưng, bao gồm cột sống và cơ lưng. Tuy nhiên, để tránh khiến cơ lưng bị teo, bạn không nên đeo đai lưng quá 3 tháng.

Nếu bị ho, hắt xì hay đại tiểu tiện phải dùng sức, người bệnh cần chú ý bảo vệ vùng lưng bằng cách dùng tay giữ lưng để giảm tối đa mọi chấn động. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên duy trì tư thế đứng và đi lại đúng cách, không nên giữ một tư thế quá lâu để tránh gây áp lực lên vùng lưng.

Khi ngủ, người bệnh nên nằm trên một mặt phẳng cứng với một lớp đệm mỏng vừa phải, tránh nằm giường mềm. Tư thế nằm ngửa co gối là thích hợp nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, khi bị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần một môi trường sống ấm áp, khô ráo và cần hình thành ý thức bảo vệ lưng bằng cách thay đổi cách thức làm việc, tránh các công việc nặng có nguy cơ gây áp lực cho phần lưng. Tránh lạnh nhằm tránh co cứng cơ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu viêm tủy ngang là gì ?

Viêm tủy ngang là tình trạng viêm của tủy sống, mục tiêu viêm thường là thành phần bao phủ tế bào sợi thần kinh (myelin). Viêm tủy ngang có thể gây thương tích trên cột sống, gây giảm sút hoặc vắng mặt cảm giác sau chấn thương. Việc truyền tín hiệu thần kinh bị gián đoạn của bệnh viêm tủy ngang có thể gây đau hoặc các vấn đề cảm giác khác, yếu hoặc liệt cơ, hay rối loạn chức năng đường ruột và bàng quang. Một số yếu tố có thể gây ra bệnh viêm tủy ngang, bao gồm nhiễm trùng không trực tiếp ảnh hưởng đến cột sống và các rối loạn hệ miễn dịch tấn công các mô của cơ thể. Nó cũng có thể xảy ra như rối loạn myelin, chẳng hạn như đa xơ cứng. Điều trị bệnh viêm tủy ngang bao gồm thuốc kháng viêm, thuốc để quản lý các triệu chứng và điều trị phục hồi chức năng. Hầu hết mọi người bị bệnh viêm tủy ngang ít nhất phục hồi một phần. Các triệu chứng Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tủy ngang thường phát triển nhanh chóng trong một vài giờ và xấu đi trong một vài ngày. Ít

Những điều cần biết về ung thư xương ?

Những điều cần biết của ung thư xương là: Sacôm xương, u xảy ra trước hết trong các mô xương đang phát triển, Sacôm sụn, phát sinh trong sụn, Sacôm Ewing (Ê- vin) Sacôm xương và sacôm Ewing thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trẻ, tuổi từ 10 đến 25. Sacôm sụn phổ biến hơn ở những người lớn.  Ung thư xương nguyên phát được gọi là “sarcoma”. Có nhiều loại sarcoma, mỗi thể bắt đầu từ một loại mô xương khác nhau. Thường thấy nhất là: Bướu, sarcoma xương, Ewing’s sarcoma, và sarcoma sụn. Bướu Bướu ác tính là ung thư. Nó có thể xâm lấn và phá huỷ những mô, tạng bình thường kế cận. Những tế bào ung thư cũng có thể tách ra khỏi bướu và đi vào máu. Chính vì vậy mà tại sao ung thư xương có thể di căn đến cơ quan khác. Sarcoma xương, Ewing’s sarcoma Sarcoma xương và Ewing’s sarcoma thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trẻ, tuổi từ 10 đến 25. Sarcoma xương thường xuất hiện ở đầu xương, nơi đó mô xương mới được hình t

Có chữa khỏi viêm cột sống dính khớp được không ?

Viêm cột sống dính khớp chủ yếu xảy ra ở nam giới, tuổi dưới 30. Trường hợp nữ giới mắc bệnh chỉ chiếm từ 5 đến 10% trên tổng số ca bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, đa số bệnh nhân viêm cột sống dính khớp đều mang kháng nguyên HLA-B27 dương tính tần suất cao.  HLA-B27 là 1 trong 92 loại kháng nguyên bạch cầu của cơ thể con người. Tỉ lệ kháng nguyên này là khác nhau giữa các chủng tộc người. Có khoảng 20% người mang HLA-B27 dương tính khi chịu các tác động từ môi trường có thể phát sinh viêm cột sống dính khớp. Do HLA chịu khống chế di truyền, nên con cháu của những người mang HLA-B27 dương tính cũng có kháng nguyên này và có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, trong số các bệnh nhân mang HLA-B27, có 10% mang HLA-B27 âm tính. Như vậy có thể kết luận người mang HLA-B27 dương tính có tỉ lệ viêm cột sống dính khớp cao hơn người bình thường, nhưng không phải tất cả đều mắc bệnh. Ngoài ra, người phải sống trong môi trường ẩm thấp, mất vệ sinh cũng tạo điều kiện cho bệnh phát tr