Chuyển đến nội dung chính

Nên ăn gì sau mổ thoát vị đĩa đệm?

Đa số bệnh nhân đều bị mất sức rất nhiều trong quá trình phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm. Do đó, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể của người bệnh là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào, người bệnh cũng có thể ăn được. Do đó, người bệnh cần phải xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe.


Với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp phải tình trạng nhân đĩa đệm bị trồi ra ngoài, gây đau nhức, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng.

Nên ăn gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?


Việc cân nhắc, lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho cơ thể của người bệnh, không những giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh mà nó còn tạo điều kiện để tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tái phát trở lại. Chính vì vậy, các loại thức ăn cung cấp cho người bệnh phải đầy đủ các chất dinh dưỡng và được lựa chọn hợp lý. Dưới đây là những loại thực phẩm cho người sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn.

1 – Nhóm thực phẩm giàu canxi

Những loại thực phẩm giàu canxi sẽ là nguồn dinh dưỡng cần thiết, giúp bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể để xương chắc khỏe hơn. Các loại thực phẩm như tôm, cua, sữa, cá, ốc, hải sản,… là những nguyên liệu được dùng để chế biến các món ăn tốt cho những người mổ thoát vị đĩa đệm.



2 – Nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E

Các loại vitamin luôn tốt cho sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, vitamin C và E giúp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm và khắc phục được những tổn thương do đĩa đệm bị thoát vị gây ra, làm giảm quá trình lão hóa xương khớp. Những loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể như các loại hoa quả (cam, xoài, nho), rau xanh, các loại ngũ cốc,…



3 – Nhóm thực phẩm giàu omega-3

Omega 3 thường được biết đến với công dụng tốt cho tim mạch, huyết áp, giúp sáng mát. Bên cạnh đó, omega 3 còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp. Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp háng http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-khop-hang.html

Omega-3 sẽ biến đổi thành chất prostaglandin có khả năng chống lại các phản ứng gây viêm, giảm tình trạng đau nhức. Nhóm thực phẩm này sẽ có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạnh nhân, quả óc chó, đậu nành,…




4 – Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin D

Vitamin D có tác dụng rất tốt cho xương khớp. Nhóm thực phẩm này có tác dụng tăng cường hấp thu và chuyển hóa lượng canxi cần thiết để giúp xương chắc khỏe. Đồng thời, vitamin D còn giúp bảo vệ khung xương và tăng cường cơ bắp rất tốt. Các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin D như phomat, dầu gan có, trứng, tôm,… giàu vitamin D.


Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những điều cần biết về ung thư xương ?

Những điều cần biết của ung thư xương là: Sacôm xương, u xảy ra trước hết trong các mô xương đang phát triển, Sacôm sụn, phát sinh trong sụn, Sacôm Ewing (Ê- vin) Sacôm xương và sacôm Ewing thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trẻ, tuổi từ 10 đến 25. Sacôm sụn phổ biến hơn ở những người lớn.  Ung thư xương nguyên phát được gọi là “sarcoma”. Có nhiều loại sarcoma, mỗi thể bắt đầu từ một loại mô xương khác nhau. Thường thấy nhất là: Bướu, sarcoma xương, Ewing’s sarcoma, và sarcoma sụn. Bướu Bướu ác tính là ung thư. Nó có thể xâm lấn và phá huỷ những mô, tạng bình thường kế cận. Những tế bào ung thư cũng có thể tách ra khỏi bướu và đi vào máu. Chính vì vậy mà tại sao ung thư xương có thể di căn đến cơ quan khác. Sarcoma xương, Ewing’s sarcoma Sarcoma xương và Ewing’s sarcoma thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trẻ, tuổi từ 10 đến 25. Sarcoma xương thường xuất hiện ở đầu xương, nơi đó mô xương mới được hình t

Có chữa khỏi viêm cột sống dính khớp được không ?

Viêm cột sống dính khớp chủ yếu xảy ra ở nam giới, tuổi dưới 30. Trường hợp nữ giới mắc bệnh chỉ chiếm từ 5 đến 10% trên tổng số ca bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, đa số bệnh nhân viêm cột sống dính khớp đều mang kháng nguyên HLA-B27 dương tính tần suất cao.  HLA-B27 là 1 trong 92 loại kháng nguyên bạch cầu của cơ thể con người. Tỉ lệ kháng nguyên này là khác nhau giữa các chủng tộc người. Có khoảng 20% người mang HLA-B27 dương tính khi chịu các tác động từ môi trường có thể phát sinh viêm cột sống dính khớp. Do HLA chịu khống chế di truyền, nên con cháu của những người mang HLA-B27 dương tính cũng có kháng nguyên này và có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, trong số các bệnh nhân mang HLA-B27, có 10% mang HLA-B27 âm tính. Như vậy có thể kết luận người mang HLA-B27 dương tính có tỉ lệ viêm cột sống dính khớp cao hơn người bình thường, nhưng không phải tất cả đều mắc bệnh. Ngoài ra, người phải sống trong môi trường ẩm thấp, mất vệ sinh cũng tạo điều kiện cho bệnh phát tr

Tìm hiểu viêm tủy ngang là gì ?

Viêm tủy ngang là tình trạng viêm của tủy sống, mục tiêu viêm thường là thành phần bao phủ tế bào sợi thần kinh (myelin). Viêm tủy ngang có thể gây thương tích trên cột sống, gây giảm sút hoặc vắng mặt cảm giác sau chấn thương. Việc truyền tín hiệu thần kinh bị gián đoạn của bệnh viêm tủy ngang có thể gây đau hoặc các vấn đề cảm giác khác, yếu hoặc liệt cơ, hay rối loạn chức năng đường ruột và bàng quang. Một số yếu tố có thể gây ra bệnh viêm tủy ngang, bao gồm nhiễm trùng không trực tiếp ảnh hưởng đến cột sống và các rối loạn hệ miễn dịch tấn công các mô của cơ thể. Nó cũng có thể xảy ra như rối loạn myelin, chẳng hạn như đa xơ cứng. Điều trị bệnh viêm tủy ngang bao gồm thuốc kháng viêm, thuốc để quản lý các triệu chứng và điều trị phục hồi chức năng. Hầu hết mọi người bị bệnh viêm tủy ngang ít nhất phục hồi một phần. Các triệu chứng Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tủy ngang thường phát triển nhanh chóng trong một vài giờ và xấu đi trong một vài ngày. Ít