Chuyển đến nội dung chính

Vì sao phụ nữ hay bị thấp khớp?

Hiện nay rất nhiều chị em trong độ tuổi mãn kinh, cũng như sau mãn kinh còn khá chủ quan với các biểu hiện về các bệnh liên quan tới thấp khớp hay loãng xương.


Nguyên nhân phụ nữ bị thấp khớp là do từ tuổi ngoài 30, lượng xương của họ đã dần dần thoái hóa (mỗi năm giảm 0,25- 1%). Đến thời điểm trước và sau khi mãn kinh, do lượng estrogen giảm mạnh, nên tốc độ thoái hóa xương khá nhanh, mỗi năm giảm 1-5%. Trong khoảng thời gian 3-5 năm đầu sau khi mãn kinh, sự thoái hóa xương xảy ra nhanh nhất, với biểu hiện chủ yếu là hiện tượng xốp xương.

Thêm vào đó là quá trình già hóa nên công năng của tế bào xương giảm, sự hấp thụ canxi và sự tổng hợp vitamin D kém đi… làm ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương, thoái hóa các sụn, sụn mỏng đi, không còn trơn, mất tính đàn hồi… nên gây ra các hiện tượng rạn nứt, các triệu chứng đau nhức, các khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy xuất hiện. Chị em sẽ thấy khó khăn trong việc vận động, cảm giác đau đi kèm với sưng khớp và cứng khớp…


Giúp giảm đau khi bị thấp khớp


Hiện tại chưa có thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Hiện chỉ có các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối nhằm mục đích giảm đau cho bệnh nhân và duy trì vận động khớp. Một số phương pháp điều trị sau sẽ giúp ích cho bạn:

Vật lý trị liệu: Với mục đích giảm đau, chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hợp tăng sức mạnh của cơ. Các biện pháp bao gồm massage cơ, tập vận động khớp và các biện pháp dùng nhiệt lượng (hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân…) căng cơ bàn chân http://coxuongkhoppcc.com/cang-co-ban-chan.html

Tập thể dục: Có thể tập các bài tập như chạy bộ, đi bộ mỗi ngày 20-30 phút khi khớp chưa có tỗn thương X quang, nghĩa là khe khớp vẫn còn bình thường.

Thuốc giảm đau: Như Paracetamol hoặc Paracetamol kết hợp Codein (Efferalgan codein). Trường hợp không đáp ứng thì dùng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ.

Điều trị bằng nội soi khớp gối: Bác sĩ chuyên khoa có thể rửa khớp loại bỏ các yếu tố gây viêm, lấy bỏ các dị vật trong khớp, gọt giũa bề mặt không đều của sụn, cắt bỏ các sụn chêm bị tổn thương.
Đục xương chỉnh trục ở xương chày hoặc xương đùi: Là kỹ thuật tốt để sửa chữa các khớp bị lệch trục như khớp gối vẹo vào trong hoặc cong ra ngoài.

Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần: Chỉ định đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều ừị khác không hiệu quả.


Để tránh xa bệnh thấp khớp


Chị em phụ nữ có thể đối phó với chứng thấp khớp vào tuổi mãn kinh bằng những lưu ý sau:
Chẩn đoán loãng xương sớm là bước rất quan trọng để giúp hạn chế mất xương ở giai đoạn sớm nhất có thể.

Không mang vác các vật nặng, nên vận động một cách nhẹ nhàng, tránh mang giầy cao gót, chú ý đề phòng trượt ngã.

Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng.

Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao một cách đều đặn, tập các bài tập bổ ích, tốt cho hệ thống xương khớp như thái cực quyền, các bài tập dưỡng sinh, các bài tập tốt cho khớp gối để tránh cứng khớp gối.

Cần có một chế độ ăn uống đủ chất: canxi, florua, magiê, và bổ sung vitamin D bằng cả việc ăn uống kết hợp với hoạt động ngoài trời, tăng cơ hội tắm nắng để làm tăng lượng vitamin D3 tổng hợp ở tế bào da, làm tăng khả năng hấp thụ canxi qua đường tiêu hóa, làm cho xương chắc hơn. Bạn cũng nên bổ sung đầy đủ canxi tối thiểu 1.000mg/ngày.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những điều cần biết về ung thư xương ?

Những điều cần biết của ung thư xương là: Sacôm xương, u xảy ra trước hết trong các mô xương đang phát triển, Sacôm sụn, phát sinh trong sụn, Sacôm Ewing (Ê- vin) Sacôm xương và sacôm Ewing thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trẻ, tuổi từ 10 đến 25. Sacôm sụn phổ biến hơn ở những người lớn.  Ung thư xương nguyên phát được gọi là “sarcoma”. Có nhiều loại sarcoma, mỗi thể bắt đầu từ một loại mô xương khác nhau. Thường thấy nhất là: Bướu, sarcoma xương, Ewing’s sarcoma, và sarcoma sụn. Bướu Bướu ác tính là ung thư. Nó có thể xâm lấn và phá huỷ những mô, tạng bình thường kế cận. Những tế bào ung thư cũng có thể tách ra khỏi bướu và đi vào máu. Chính vì vậy mà tại sao ung thư xương có thể di căn đến cơ quan khác. Sarcoma xương, Ewing’s sarcoma Sarcoma xương và Ewing’s sarcoma thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trẻ, tuổi từ 10 đến 25. Sarcoma xương thường xuất hiện ở đầu xương, nơi đó mô xương mới được hình t

Có chữa khỏi viêm cột sống dính khớp được không ?

Viêm cột sống dính khớp chủ yếu xảy ra ở nam giới, tuổi dưới 30. Trường hợp nữ giới mắc bệnh chỉ chiếm từ 5 đến 10% trên tổng số ca bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, đa số bệnh nhân viêm cột sống dính khớp đều mang kháng nguyên HLA-B27 dương tính tần suất cao.  HLA-B27 là 1 trong 92 loại kháng nguyên bạch cầu của cơ thể con người. Tỉ lệ kháng nguyên này là khác nhau giữa các chủng tộc người. Có khoảng 20% người mang HLA-B27 dương tính khi chịu các tác động từ môi trường có thể phát sinh viêm cột sống dính khớp. Do HLA chịu khống chế di truyền, nên con cháu của những người mang HLA-B27 dương tính cũng có kháng nguyên này và có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, trong số các bệnh nhân mang HLA-B27, có 10% mang HLA-B27 âm tính. Như vậy có thể kết luận người mang HLA-B27 dương tính có tỉ lệ viêm cột sống dính khớp cao hơn người bình thường, nhưng không phải tất cả đều mắc bệnh. Ngoài ra, người phải sống trong môi trường ẩm thấp, mất vệ sinh cũng tạo điều kiện cho bệnh phát tr

Tìm hiểu viêm tủy ngang là gì ?

Viêm tủy ngang là tình trạng viêm của tủy sống, mục tiêu viêm thường là thành phần bao phủ tế bào sợi thần kinh (myelin). Viêm tủy ngang có thể gây thương tích trên cột sống, gây giảm sút hoặc vắng mặt cảm giác sau chấn thương. Việc truyền tín hiệu thần kinh bị gián đoạn của bệnh viêm tủy ngang có thể gây đau hoặc các vấn đề cảm giác khác, yếu hoặc liệt cơ, hay rối loạn chức năng đường ruột và bàng quang. Một số yếu tố có thể gây ra bệnh viêm tủy ngang, bao gồm nhiễm trùng không trực tiếp ảnh hưởng đến cột sống và các rối loạn hệ miễn dịch tấn công các mô của cơ thể. Nó cũng có thể xảy ra như rối loạn myelin, chẳng hạn như đa xơ cứng. Điều trị bệnh viêm tủy ngang bao gồm thuốc kháng viêm, thuốc để quản lý các triệu chứng và điều trị phục hồi chức năng. Hầu hết mọi người bị bệnh viêm tủy ngang ít nhất phục hồi một phần. Các triệu chứng Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tủy ngang thường phát triển nhanh chóng trong một vài giờ và xấu đi trong một vài ngày. Ít